TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH ĐANG ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI DÂN ÁP DỤNG RỘNG RÃI. NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT CÁCH GIÚP TÔM TĂNG TRƯỞNG ĐỀU CHO NĂNG SUẤT CAO. DO ĐÓ BÀI CHIA SẺ HÔM NAY SẼ GIÚP MỌI NGƯỜI BIẾT ĐƯỢC QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ HIỆU QUẢ, ĐÚNG KỸ THUẬT CHO LỢI NHUẬN TỐT NHẤT. TỪ ĐÓ MỌI NGƯỜI CÓ THỂ CÂN NHẮC, ÁP DỤNG CHO PHÙ HỢP.
Quy trình nuôi tôm thâm canh mọi người cần biết
Để có thể đạt được hiệu quả tốt thì mọi người cần chọn cho mình quy trình nuôi tôm thâm canh đúng cách. Sau thời gian dài sử áp dụng và cải tiện thì những người dân đã chia sẽ bí quyết để mọi người biết cách nuôi tôm đen lại hiệu quả tốt. Dưới đây là quy trình chuẩn để mọi người có thể nuôi tôm đạt hiệu quả. Cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây để biết cách nuôi tôm thâm canh cho lợi nhuận tốt nhất.
Chuẩn bị ao vuông để nuôi tôm
Môi trường sống luôn giữ vai trò rất quan trọng để tôm nuôi sinh trưởng và phát triển. Do đó mọi người hãy chuẩn bị ao vuông nuôi tôm sao cho đảm bảo các nồng độ ở mức cho phép để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Cần cải tạo và xử lý nguồn nước. Cần chú ý chuẩn bị đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn để hỗ trợ tốt nhất cho việc cấp thoát nước.
Cần chuẩn bị ao lắng chiếm diện tích và thể tích nước phải tương đương so với ao nuôi để Đảm bảo các hệ thống ao xử lý nước thải, ao ương giống, ao nuôi và hệ thống cấp nước đầy đủ phục vụ tốt nhất cho tôm.
Độ pH > 6 thì lượng vôi nên bón từ 0,8 – 1 tấn/ha và lượng vôi CaO từ 0,4 – 0,5 tấn/ha.
Độ pH của đất từ 5 – 6 thì lượng vôi CaCO3 phải bón với lượng từ 1,5 – 2 tấn/ha và lượng vôi CaO từ 0,7 – 1 tấn/ha.
Độ pH của đất < 5 thì lượng vôi CaCO3 phải bón từ 2 – 3 tấn/ha và lượng vôi CaO bón từ 1 – 1,5 tấn/ha.
Bước thả giống và quản lý ao nuôi cũng rất quan trọng
Thả giống và quản lý ao nuôi cũng là bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh. Cần chọn được giống tốt khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Và thả tôm với mật độ từ 25 – 60 con/m2 tùy theo khả năng và điều kiện ao nuôi để tránh việc tôm quá nhiều khôn đủ diện tích để phát triển. Một lưu ý nhỏ là mọi người nên thả tôm vào buổi sáng hoặc tối khi trời mát để tránh việc tôm giống bị sốc nhiệt.
Lúc mới đầu thả cần cho tôm ăn từ 5 – 6 bữa/ngày cũng như theo dõi tình trạng tôm thường xuyên để điều chỉnh và cho ăn hợp lý tránh dư thừa hoặc thiếu thức ăn.
Điều đặc biệt mọi người cần lưu ý là bổ sung thêm vào khẩu phần thức ăn các loại khoáng chất, vitamin cần thiết để giúp cho tôm tăng sức đề kháng, ăn khỏe và phát triển.
Để hoạt động chăn nuôi trở nên tiện lợi hơn bà con có thể tham khảo một số thiết bị nuôi tôm hóa cực kì bền bỉ và năng suất.
Chúc bà con chăn nuôi thành công. Nếu bà con có thắc mắc nào, hãy liên hệ qua số 0948222727 để giải đáp trực tiếp.
Tham khảo:
=> Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng và 3 phép đo
=> Cải thiện tác dụng của phèn xanh trong ao nuôi